Những cách chữa mụn nhọt an toàn, không để lại sẹo

Mụn nhọt luôn mang đến cho bạn sự khó chịu và tự ti. Vì vậy, cần phải có những cách chữa mụn nhọt an toàn, hiệu quả, không lo để lại sẹo.

Những cách chữa mụn nhọt an toàn, không để lại sẹo

Mụn nhọt luôn mang đến cho bạn sự khó chịu và tự ti. Vì vậy, cần phải có những cách chữa mụn nhọt an toàn, hiệu quả, không lo để lại sẹo.

Mụn nhọt là căn bệnh nhiễm khuẩn ngoài da rất thường gặp ở mọi lứa tuổi gây ra nhiều khó chịu cho người mắc. Cùng tìm hiểu cách chữa mụn nhọt hiệu quả, an toàn ngay tại nhà trong bài viết dưới đây.

 Cách chữa mụn nhọt - Ảnh minh họa: Internet

Tìm hiểu về bệnh mụn nhọt

Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn ngoài da. Biểu hiện của bệnh là những mụn nhọt nhỏ bằng hạt đậu, người bệnh có cảm giác ngứa, sưng và đau. Khi nhọt to dần sẽ có giác nóng và đau, chảy mủ, đóng vảy…

Mụn nhọt có thể phát ở mọi vị trí trên cơ thể, nhưng thường gặp là ở mặt, lưng và mông. Bệnh cũng rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Với những người có cơ địa yếu và hệ miễn dịch suy giảm, nếu mụn nhọt không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sốt cao, nhiễm trùng huyết và nguy hiểm đến tính mạng.

 Mụn nhọt có thể mọc ở mọi vị trí trên cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây bệnh mụn nhọt

Nguyên nhân bị mụn nhọt ở mỗi người là khác nhau, nhưng có một số nguyên nhân phổ biến thường gặp là:

  • Do bị bệnh: Khi bị một bệnh như bệnh truyền nhiễm, bệnh về gan, đái tháo đường,… rất dễ phát sinh mụn nhọt. Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng gây nên tình trạng mụn nhọt.
  • Chế độ ăn uống: Việc ăn uống không khoa học như ăn ít rau, trái cây, ít chất xơ khiến cho gan phải làm việc nhiều hơn để thải loại các độc tố ra khỏi cơ thể, gan yếu rất dễ nổi mụn. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, các chất kích thích,… đều khiến cơ thể sinh mụn.
  • Stress: Khi bị stress, áp lực trong công việc và cuộc sống, chức năng gan và thận của bạn sẽ bị yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh ra mụn nhọt.
  • Thời tiết: Vào những ngày hè nóng bức, cơ thể rất hay bị mẩn ngứa và dễ sinh mụn nhọt.
  • Môi trường ô nhiễm: Việc sống hay làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi sẽ làm tăng nguy cơ gây mụn nhọt.
 Chế độ ăn uống không lành mạnh rất dễ sinh mụn nhọt - Ảnh minh họa: Internet

Cách điều trị bệnh mụn nhọt

Bạn không được tự ý lấy tay hoặc nhờ người khác nặn mụn nhọt, rất dễ dẫn đến nhiễm trùng và bệnh ngày càng phức tạp hơn. Đây là cách chữa mụn nhọt rất không an toàn, để lại nhiều hệ lụy xấu.

Khi mụn nhọt sưng to, mưng mủ bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da có mụn nhọt bằng các chất có khả năng sát trùng như cồn, nước muối loãng… Sau đó, sử dụng khăn mềm sạch để lau khô.

Các mụn nhọt đang trong quá trình sưng tấy cần được điều trị bằng các loại kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Không nên dán các loại cao dán không rõ nguồn gốc rất dễ gây viêm loét rộng, nhiễm trùng máu.

 Gặp bác sĩ để được thăm khám khi mụn nhọt không có dấu hiệu thuyên giảm - Ảnh minh họa: Internet

Nếu sau từ 2-3 ngày mà bệnh không thuyên giảm cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cách chữa mụn nhọt sưng to cần phải được điều trị bằng kháng sinh phù hợp, tuy nhiên bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và cho đơn thuốc. Đối với những người bị mụn nhọt ở mặt thì bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra, nếu có thể áp dụng các phương pháp dân gian thì bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Một số cách trị mụn nhọt ở mặt theo phương pháp dân gian

  • Chườm túi trà: Thành phần của bã trà chứa chất antioxidants có khả năng kháng khuẩn. Việc chườm túi trà có khả năng ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn nhọt.

Cách thực hiện: Dùng túi trà còn ướt chườm trực tiếp lên các vùng da mặt bị mụn nhọt. Để trong khoảng thời gian từ 10-15 phút, rồi về sinh sạch da bằng nước ấm.

  • Sử dụng kem đánh răng: Cách này chỉ nên thực hiện khi mụn nhọt mới xuất hiện. Thành phần triclosan trong kem đánh răng có tác dụng làm giảm kích thước lỗ chân lông.

Cách thực hiện: Bôi một 1 lớp kem đánh răng mỏng lên vùng da mặt bị mụn nhọt trước khi đi ngủ. Sau khi ngủ dậy, rửa sạch mặt bằng nước ấm.

  • Nghệ: Chất curcumin của nghệ có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng thúc đẩy và làm lành da. Vì vậy, bạn có thể sử dụng nghệ để xử lý các mụn nhọt ở trên da mặt.
 Nghệ có tác dụng rất tốt hỗ trợ điều trị mụn nhọt - Ảnh minh họa: Internet

Cách thực hiện: lấy bột nghệ trộn đều với nước. Sau đó bôi nghệ lên vùng da mặt bị mụn nhọt. Để nguyên trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút, rồi rửa sạch mặt bằng nước ấm.

Cách phòng ngừa mụn nhọt

  • Giữ vệ sinh thân thể: Bạn cần vệ sinh sạch sẽ thân thể, tránh để mồ hôi, bụi bặm bám trên cơ thể lâu ngày gây ngứa ngáy, mụn nhọt.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Cần có đủ rau xanh trong các bữa ăn, hạn chế ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn cay nóng rất dễ sinh mụn.
  • Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu để tránh gây hại cho gan.
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để thanh lọc, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế stress, thường xuyên tập thể dục thể thao nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
 Vệ sinh sạch sẽ cơ thể để phòng ngừa mụn nhọt - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những chia sẻ về cách chữa mụn nhọt an toàn, không để lại hệ lụy xấu. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích để bạn đọc biết cách phòng tránh cũng như chữa mụn nhọt một cách hợp lý, khoa học.